logo
BlogNhững trang bị cần thiết, chuyên nghiệp khi đạp xe

Những trang bị cần thiết, chuyên nghiệp khi đạp xe

Updated on
Contents
    SHARE THIS ARTICLE

    Đạp xe không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe mà còn là cách tận hưởng thiên nhiên, thư giãn tinh thần. Để hành trình đạp xe thêm phần chuyên nghiệp và an toàn, việc trang bị những vật dụng cần thiết là điều không thể bỏ qua. Dưới đây là danh sách các trang bị bạn có thể cân nhắc đầu tư thêm để nâng cao trải nghiệm khi đạp xe.

    Lựa chọn xe đạp phù hợp

    Việc lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp không chỉ đơn giản là tìm một phương tiện di chuyển, mà còn là cách bạn định hình phong cách trải nghiệm và tận hưởng hành trình của mình. Mỗi dòng xe đều được thiết kế với những ưu điểm riêng, đáp ứng nhu cầu trên các loại địa hình và phong cách đạp khác nhau. Để có một hành trình lý tưởng, hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu và chọn cho mình chiếc xe đạp phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của bạn.

     

    Để hiểu rõ chi tiết từng loại xe, bạn đọc có thể truy cập bài viết Loạt câu hỏi đặt ra khi thuê xe đạp để chọn được chiếc xe phù hợp. của Gooride, ở đây, Gooride đã tổng hợp cụ thể những thông tin của từng loại để giúp bạn tìm ra được loại xe phù hợp với nhu cầu của mình.

     

    Để đảm bảo an toàn và hiệu suất, hãy chú trọng bảo dưỡng xe định kỳ, kiểm tra các bộ phận quan trọng như phanh, bánh xe và xích. Ngoài ra, việc trang bị các phụ kiện như gương chiếu hậu để tăng khả năng quan sát, đèn xe để di chuyển an toàn vào ban đêm và chuông để cảnh báo các phương tiện khác cũng là điều cần thiết. Nếu có nhu cầu nâng cấp chuyên nghiệp hơn thì bạn có thể nâng cấp cấu hình xe hoặc cả xe lên phân khúc cao hơn. Một chiếc xe được lựa chọn và trang bị đúng cách sẽ mang lại trải nghiệm đạp xe trọn vẹn và thú vị hơn.

    Mũ bảo hiểm đúng size và đạt chuẩn

    Mũ bảo hiểm là thiết bị an toàn quan trọng nhất khi đạp xe, giúp bảo vệ đầu khỏi chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp va chạm. Hãy ưu tiên các loại nón bảo hiểm chất lượng tốt từ các hãng và thương hiệu uy tín. Thiết kế, chất liệu, và khả năng bảo vệ cần phù hợp với dòng xe và loại địa hình bạn muốn khám phá, đảm bảo an toàn và thoải mái trên mỗi hành trình.Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu bài viết của Gooride về https://gooride.vn/blogs/tam-quan-trong-cua-non-bao-hiem-va-cach-chon-dung-loai-trang-phuc-khi-dap-x để biết rõ hơn về tầm quan trọng của nón bảo hiểm nhé! Đặc biệt, bạn nên kiểm tra mũ định kỳ, thay mới khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng hoặc sau các va chạm mạnh để đảm bảo an toàn tối đa. Một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng không chỉ mang lại sự an tâm mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên mọi hành trình.

    Đèn và các thiết bị phản quang – Bảo vệ an toàn khi lưu thông

    Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2025, người điều khiển xe đạp tham gia giao thông trong khoảng thời gian từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng bắt buộc phải trang bị:

    • Đèn chiếu sáng phía trước hoặc tấm phản quang phía trước.
    • Đèn tín hiệu phía sau hoặc tấm phản quang phía sau.

    Nếu không tuân thủ, người điều khiển xe đạp có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    Những thiết bị này giúp tăng khả năng nhận diện trong điều kiện ánh sáng yếu, bảo vệ sự an toàn cho người đạp xe và những người tham gia giao thông xung quanh. Việc trang bị đầy đủ không chỉ tuân thủ luật pháp mà còn giúp bạn tự tin hơn trên mọi cung đường.

    Quần áo chuyên dụng

    Trang phục đạp xe chuyên dụng không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn giúp bảo vệ cơ thể và tối ưu hóa hiệu suất khi di chuyển. 

    • Xe đạp touring và xe đạp thành phố (citybike)
      Dành cho các hành trình dài và di chuyển trong đô thị, quần áo thể thao thông thường là lựa chọn phù hợp. Chúng cần thấm hút tốtgọn gàng, và mang lại sự thoải mái. Với xe đạp touring, bạn có thể cân nhắc sử dụng yên da bò chuyên dụng thay cho quần đạp có lớp đệm, giúp tăng sự tiện lợi và phù hợp cho những chuyến đi dài.
    •  Xe đạp tốc độ cao và thi đấu (road, gravel, cross-country/XC)
      Loại xe này đòi hỏi người đạp sử dụng quần áo ôm sát với tính khí động học cao, giúp giảm sức cản gió và tăng hiệu suất. Quần đạp thường được tích hợp lớp đệm để giảm áp lực và mang lại sự êm ái khi di chuyển đường dài.
    • Xe đạp địa hình hạng nặng (trail, enduro, all-mountain, downhill)
      Đối với các dạng địa hình khắc nghiệt, quần áo đi kèm giáp bảo vệnón full-face, và găng tay kín ngón là cần thiết. Những trang bị này giúp giảm nguy cơ chấn thương và bảo vệ cơ thể tốt hơn khi xảy ra va chạm hay té ngã.

    Kính đạp xe

    Kính đạp xe không chỉ bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, côn trùng hay gió mạnh mà còn giúp cải thiện tầm nhìn trên đường dài. Có nhiều loại kính phù hợp cho từng điều kiện, bao gồm:

    • Kính chống nắng: Bảo vệ mắt khỏi tia UV.
    • Kính đổi màu: Tự động điều chỉnh độ sáng tối theo điều kiện ánh sáng.
    • Kính phân cực: Giảm độ chói từ đèn xe vào ban đêm và phản chiếu từ bề mặt đường.

    Hãy lựa chọn loại kính phù hợp với môi trường và thời gian bạn đạp xe để đảm bảo an toàn và thoải mái nhất.

     

    Giày đạp xe và bàn đạp chuyên dụng

    Ngoài bàn đạp thông thường, các loại bàn đạp chuyên dụng được thiết kế để khóa giày vào bàn đạp, giúp chống trượt và tận dụng lực kéo của chân khi đạp hay còn gọi là giày cá, giày can, hay clipless. Hiện tại, có khoảng 4 loại cơ cấu khóa giày vào bàn đạp phổ biến có thể gặp là:

    •  Clipless MTB
    • Phần gắn vào giày chuyên dụng thường làm bằng thép, bền và chịu lực tốt.
    • Độ rơ khi khóa lớn, mang lại cảm giác thoải mái khi di chuyển trên địa hình gồ ghề.
    • Đế giày có gai hỗ trợ giúp dễ dàng đi lại trên các bề mặt không bằng phẳng.
    •  Clipless Road
    • Phần gắn vào giày thường làm bằng nhựa, nhẹ và tối ưu cho hiệu suất.
    • Độ rơ khi khóa ít, giúp truyền lực tối đa từ chân đến bàn đạp.
    • Đế giày cứng và nhẹ, nhưng không hỗ trợ tốt cho việc đi lại thông thường.
    •  Strap (bàn đạp dây đai)
    • Là tiền thân của bàn đạp clipless hiện đại, dùng dây đai để khóa giày vào bàn đạp.
    • Ngày nay, loại này hiếm gặp và chủ yếu được sử dụng trên các xe fixed gear như một phần của phong cách cổ điển.
    • Magnetic Pedal (bàn đạp nam châm)
    • Sử dụng nam châm để khóa giày vào bàn đạp, với phần đế thép gắn ở giày.
    • Ưu điểm lớn là dễ tháo ra nhanh chóng khi cần thiết, phù hợp cho người mới hoặc trong tình huống khẩn cấp.

    Mỗi loại bàn đạp và giày chuyên dụng đáp ứng các nhu cầu khác nhau, từ địa hình, tốc độ, đến phong cách đạp. Hãy chọn loại phù hợp nhất với phong cách và mục đích của bạn để tối ưu trải nghiệm đạp xe.

    Bình nước, balo túi nước hoặc vest nước và gel năng lượng 

    Phổ biến nhất là bình nước rời, được gắn chắc chắn vào xe bằng gọng chuyên dụng, mang lại sự tiện lợi và dễ dàng sử dụng trên đường trường. Tuy nhiên, với xe địa hình di chuyển qua những cung đường gồ ghề, dằn xóc, việc chọn balo túi nước hoặc vest nước (thường dùng trong chạy bộ) sẽ tối ưu hơn. Những thiết kế này không chỉ giúp uống nước thuận tiện mà còn hạn chế tình trạng bình nước bị rơi rớt, đảm bảo sự an toàn và liên tục cho hành trình của bạn.

    Túi đựng dụng cụ sửa chữa

    Túi dụng cụ sửa chữa là người bạn đồng hành quan trọng, giúp bạn đối phó với các sự cố nhỏ bất ngờ xảy ra trên hành trình. Một bộ dụng cụ sửa chữa cơ bản nên bao gồm: bơm mini, nhỏ gọn nhưng đủ mạnh để bơm lốp nhanh chóng; bộ dụng cụ vá săm, với keo vá, miếng vá và dụng cụ nạy lốp để xử lý các trường hợp thủng săm và kèm theo 1 hoặc 2 cái ruột sơ cua cùng với size vỏ đang dùng; cờ lê và khóa lục giác, hỗ trợ siết hoặc nới lỏng các ốc vít trên xe khi cần điều chỉnh, có thể đem theo một đoạn xích dự phòng hoặc một vài masterlink (quicklink) để thay thế khi có sự cố đứt sên. Túi dụng cụ thường được thiết kế nhỏ gọn, có thể gắn trực tiếp trên khung xe hoặc dưới yên xe, giúp tiết kiệm không gian và dễ dàng mang theo. Việc trang bị đầy đủ những dụng cụ này sẽ giúp bạn tự xử lý những sự cố nhỏ trên đường, đảm bảo hành trình diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn.

     

     

    Related Posts